Đến với Xứ sở chùa vàng trong chuyến du lịch Thái Lan nhân dịp đón năm mới của họ có vô vàn các hoạt động, các lễ hội cuốn hút nhộn nhịp thu hút sự quan tâm của khách du lịch.

Không chỉ thích thú với những các cảnh đẹp, các khu vui chơi giải trí nhộn nhịp, trung tâm thương mại sầm uất. Các lễ hội, hoạt động chào đón năm mới ở Thái Lan hứa hẹn sẽ mang đến cho chuyến đi du lịch Thái Lan nhiều trải nghiệm thú vị. Du lịch Thái Lan sẽ còn gì thú vị hơn, ý nghĩa hơn nếu bạn đến đây đúng vào dịp các lễ hội này diễn ra. Sau đây là một số hoạt động, các lễ hội độc đáo của Thái Lan.


Du lịch Thái Lan: Người Thái đón năm mới bằng các hoạt động gì?


Những lễ hội chào mừng năm mới có trong chuyến du lịch Thái Lan sắp tới

Lễ hội té nước Songkran

Songkran là lễ hội được diễn ra từ ngày 13 đến 15/4 hàng năm, đánh dấu thời điểm giao thời từ năm cũ bước sang năm mới với rất nhiều việc tẩy uế cho nhà cửa và ăn vận quần áo mới, một phong tục tập quán đặc trưng của Thái Lan sẽ được rất nhiều các du khách du lịch Thái Lan tới tham gia hàng năm.

Trong lễ hội dịp đầu năm này còn diễn ra hoạt động té nước người đẹp. Các cô gái khi tham gia hoạt động này sẽ khoác trên mình những trang phục lễ hội chim công, chim phượng và các điệu múa các điệu dân gian rất độc đáo. Vào dịp này, người dân tại Thái ai nấy đều náo nức, treo đèn trang trí nhà của, nhà nhà đều tưng bừng ánh điện, phố phường khắp nơi đều đông vui, náo nhiệt.

Sáng sớm của buổi lễ, theo truyền thống của người Thái họ sẽ mang hoa tươi và đồ lễ thực phẩm lên chùa nghe giảng kinh phật, xếp hàng theo thứ tự và chờ đến lượt mình để nhà sư cầm cành cây vẩy nước làm phép lên mình với ý nghĩa chúc phúc, may mắn cho mọi người cho năm mới. Sau đó họ sẽ tiến hành đắp nhiều bảo tháp bằng cát trong chùa, cắm các cờ lễ và hoa tươi lên đó để chào mừng sự kiện này. Sau khi các nghi thức này xong, tất cả sẽ đổ ra đường phố chính, dùng tất cả các vận dụng của mình: máy bơm nước, xô, chậu để chứa nước, đặc biệt là súng nước để phun nước vào nhau. Biểu hiện của hoạt động này cho việc cầu phúc và rửa tội nhưng đối với du khách tour Thái những ai đó có tâm hồn trẻ trung hơn thì đây là dịp vui chơi cực kì thú vị.

Theo người Thái quan niệm trong dịp này ai là người được té nhiều nước vào người thì đen đủi sẽ được trôi qua, phát tài cả năm, vì thế ai ai cũng ra sức với màn té vui nhộn của mình. Cho dù có khác màu da, tiếng nói không đồng nhất nhưng qua lễ hội đây mọi người dường như gắn kết với nhau hơn, thể hiện tình bằng hữu gắn kết, thân ái nồng nhiệt.

Lễ hội hoa đăng Loy Krathong

Lễ hội hoa đăng Loy Krathong là lễ hội nổi tiếng của đất nước chùa vàng và lớn thứ 2 tại đây chỉ sau lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng được tổ chức hàng năm vào đêm rằm tháng 12 âm lịch theo lịch Thái Lan. Mục đích của lễ hội Loy Krathong này chính là tỏ lòng tôn kính đối với nữ thần nước vì đã ban cho người dân Thái Lan nguồn nước dồi dào và cầu mong sự miễn xá tha tội cho những hành động đã làm vẩn đục nguồn nước. Việc thả đèn lồng hoa đăng cũng là một cách để xua đuổi đi những điều không may trong quá khứ và cầu mong cho họ những phước lành trong tương lai.

Lễ hội Loy Krathong được tổ chức lớn nhất tại 4 tỉnh của Thái Lan bào gồm: Sukhothai, Chiang Mai, Ayutthaya và thủ đô Bangkok và được coi là lễ hội truyền thống lãng mạn bậc nhất trên thế giới lỗi cuốn khách tham quan tour Thái Lan với những ánh sáng lung linh, huyền ảo của hàng vạn cây nến thơm và đèn trời. Khi màn đêm vừa mới buông xuống cũng sẽ là thời điểm đẹp nhất để lễ hội Loy Krathong này bắt đầu. Với bầu trời rực sáng trên bầu trời được thắp lên từ hàng chục nghìn chiếc đèn lồng trên bầu trời, dưới dòng sông lấp lánh với hàng trăm nghìn chiếc thuyền hoa đăng đang nối nhau trôi theo dòng nước, lễ hội hoa đăng này hàng năm thu hút rất đông du khách của các tour du lịch Thái Lan đến tham gia vào dịp lễ hội diễn ra.

Bên cạnh nghi thức thả đèn hoa đăng của lễ hội, nhiều hoạt động thú vị khác cũng được diễn ra cùng lúc trong dịp Lễ hội Loy Krathong chẳng hạn như cuộc thi làm đèn lồng Krathong, các trò chơi dân gian truyền thống, các chương trình biểu diễn nghệ thuật,…

Lễ hội Phật giáo Khao Phansa

Diễn ra vào sáng ngày thứ nhất của Tết đón năm mới, người Thái ăn mặc đẹp, dùng bữa cơm với gia đình và sau đó lên chùa sớm. Sau các nghi lễ ở chùa, họ bắt đầu mang nước thơm lên chùa để xịt lau chùi tượng Phật tại ngôi chùa để tỏ lòng thành kính và cầu may mắn cho năm mới.

Ngày thứ hai của lễ hội gọi là Wan Nao (hay còn được gọi là ngày chuẩn bị), đây được xem như đêm giao thừa trong Tết cổ truyền truyền thống của người Thái. Theo truyền thống của người Thái thì vào ngày này, người ta sẽ không nói những điều xui xẻo hay làm bất kỳ hành động nào đó không đúng hoặc có ác tâm, nhà cửa sẽ được cọ rửa sạch sẽ tươm tất và vứt bỏ đi những thứ, vật dụng không còn cần thiết.

Thái Lan là đất nước chịu ảnh hưởng rất sâu sắc từ tư tưởng đạo Phật. Là một nước đại đa số người dân theo đạo Phật, Thái Lan sẽ cử hành những ngày kỷ niệm quan trọng của mình với những nghi lễ đem lại cho các tín đồ Phật giáo khắp nới trên đất nước một cơ hội để họ đóng góp phần công đức của mình, với những phẩm vật được cúng cho các nhà sư và những đám rước đèn cầy diễn ra vào ban đêm. Nhiều khi có những đám đông tụ tập lại với nhau để nghe kể về những truyền thuyết về đức Phật.

Đó là những lễ hội hoạt động mà người Thái thường tổ chức để chào đón năm mới của mình. Du khách tham quan du lịch Thái Lan sẽ được tham gia vô số lễ hội và tìm hiểu nét văn hóa của người dân