Nam Du hiện tại là một trong những địa điểm du lịch được cả du khách trong và ngoài nước lựa chọn. Nam Du thu hút khách du lịch bởi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thoáng mát. Đến Nam Du là cách để tạm lánh xa những ồn ào phố thị, quên đi những áp lực trong công việc hàng ngày. Bạn chưa có kinh nghiệm du lịch Nam Du, bạn lo lắng chuyến đi của mình sẽ mất đi nhiều điều thú vị? Đừng lo lắng nhé, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích nhất giúp bạn có chuyến đi du lịch Nam Du tốt đẹp hơn.

Kinh nghiệm du lịch Nam Du hữu ích cho bạn


1. Sơ lược về du lịch Nam Du

Nam Du là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Phú Quốc. Khung cảnh tại Nam Du bao phủ bởi thiên nhiên còn giữ nguyên vẻ hoang sơ. Nam Du cách TpHCM 250km, thích hợp để khách du lịch ghé đến trong những kỳ nghỉ. Nam Du mang đến cho khách du lịch nhiều trải nghiệm thú vị và có cơ hội khám phá những điều mà ở thành phố nhộn nhịp không thể có.


Nam Du luôn là một điểm đến hấp dẫn với khách du lịch


2. Sơ nét về Nam Du


  • Về địa lý

Trong quần đảo gồm có 21 đảo lớn nhỏ với cấu tạo từ loại đá macma, có 2 dãy đảo chạy song song theo hướng Bắc – Nam. Hòn đảo có diện tích nhất nhất là đảo Nam Du, đỉnh cao của đảo lên đến 390m.


  • Về dân số

Nam Du là một xã thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Diện tích        4,4 km²

Dân số (2003)

Tổng cộng      5.484 người

Mật độ            1.247 người/km²


  • Về tín ngưỡng, tôn giáo
Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng, ở Nam Du cũng thế. Hiện tại ở đảo gồm có các tín ngưỡng như: Phật giáo (cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa và một số nhóm lấy nền tảng là triết lý Phật giáo nhưng được cải biên để thích ứng với văn hóa như Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương); Kitô giáo (gồm nhánh Công giáo Rôma và nhánh Tin Lành); tôn giáo nội,…

3. Khí hậu

Vê khí hậu, thời điểm thuận lợi nhất đến đến đảo Nam Du tham quan, vui chơi là từ tháng 12 – tháng 3. Lúc này biển trong xanh và sóng êm. Đây là điểm thuận lợi cho những ai bị say sóng vì khi di chuyển bằng tàu đến đảo sẽ đỡ mệt hơn.

Những vùng biển của Kiên Giang không chịu ảnh hưởng từ bão quá nhiều. Tuy nhiên lượng mưa do ảnh hưởng của bão gây ra khá lớn. Mùa mưa tại đây thường bắt đầu từ tháng 4 – 11 hàng năm.


Khí hậu tại đảo Nam Du ôn hòa, vào mùa mưa có lượng mưa nhiều


4. Phương tiện di chuyển đến Nam Du

Để ra quần đảo Nam Du, du khách sẽ phải xuống thành phố Rạch Giá  – Kiên Giang. Phương tiện di chuyển thuận lợi nhất là xe khách, xuất phát từ bến xe miền Tây. Sau đó, để tiếp tục di chuyển tới Nam Du thì bạn sẽ cần đi bằng tàu cao tốc, tuy nhiên khi biển động từ cấp 6 trở lên thì tàu không thể hoạt động.

5. Phương tiện di chuyển ở Nam Du


  • Tàu
Để khám phá các hòn xung quanh Hòn Lớn và gặp gỡ thêm nhiều cảnh đẹp. Du khách nên thuê tàu để thuận tiện cho việc di chuyển. Hiện tại trên đảo đã có một số cá nhân cho thuê tàu. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn ra hẳn bến tàu để tìm bất kỳ chiếc tàu nào của người dân, thuê người lái và nói nơi muốn đến.


Tàu là phương tiện di chuyển thuận lợi nhất khi muốn tham quan đảo Nam Du 



  • Xe máy

Khi muốn tham quan những địa điểm trên đảo, bạn có thể lựa chọn thuê xe máy tại các khu nhà nghỉ, nhà trọ. Đi xe máy giúp bạn tự do hơn, thỏa thích khám phá những nơi mà mình muốn.

6. Địa điểm du lịch ở Nam Du không thể bỏ qua


  • Hòn Lớn

Hòn Lớn vốn là một vịnh có khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời, nằm gọn bên trong vịnh Thái Lan. Hòn Lớn được xem là bãi biển đẹp nhất trong quần đảo Nam Du. Tại đây có những hàng dừa tuổi thọ lên tới 80 năm nghiêng bóng trên bờ cát trải dài. Nếu bạn là người yêu thích khám phá thì có thể tham gia lặn bắt mực hay ngắm những rạn san hô đủ màu sắc. Trên Hòn Lớn có Bãi Cây mến vắng người, vẻ đẹp hoang sơ nhưng rất dễ chịu. Bạn có thể cùng bạn bè, người thân chơi đùa thỏa thích.


Hòn Lớn là nơi có khung cảnh thiên nhiên đẹp nhất ở đảo Nam Du



  • Bãi Ngự

Bãi Ngự nằm ở phía tây Củ Tron. Theo như những gì được kể lại, trên đường vua Gia Long qua Xiêm đã dừng chân tại đây nên được gọi là Bãi Ngự. Điểm đặc biệt là vào mùa khô, thay vì ở những bãi khác nguồn nước ngọt đã cạn hẳn thì ở Bãi Ngự vẫn còn. Tại Bãi Ngự có một cái giếng nước ngọt lúc nào cũng đầy ắp nước. Người dân sinh sống ở đây cũng cho rằng giếng được đào khi vừa ghé qua nên gọi nó là giếng Vua.


  • Bãi Chệt

Theo những gì dân gian truyền lại, trên đường ra Phú Quốc vào thế kỷ 16. Tàu của người Hà Lan và Trung Quốc đã xảy ra một trận ác chiến. Mấy ngày sau, rất nhiều xác của người Trung Quốc đã trôi vào bờ của bãi này. Từ đó, nơi đây được gọi là Bãi Chệt. Mặc dù tên gọi có vẻ hơi “rùng rợn” nhưng nước biển ở đây rất đẹp, sóng nhẹ nên rất thích hợp để vui chơi.


Tên gọi của Bãi Chệt xuất phát từ một câu chuyện



  • Hải đăng Nam Du

Hải đăng Nam Du tọa lạc trên đỉnh của Hòn Lớn (Củ Tron) thuộc địa phận xã An Sơn. Ngọn hải đăng giữ vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng những ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam. Vi ngọn hải đăng Nam Du được xây dựng trên đỉnh đồi cao hơn 300m so với mực nước biển.


  • Hòn Dầu

Giống với Hòn Lớn, Hòn Dầu cũng là nơi có hàng dừa xanh rì rào bên bờ cát trắng. Hòn dầu có kích thước lớn hơn những hòn khác, có đến 90% diện tích của hòn là rừng nguyên sinh. Phía gần bờ có rất nhiều rặng san hô đang phát triển. Nước tại Hòn dầu trong vắt và rất sạch.


Hòn Dầu có diện tích lớn và đa số là rừng nguyên sinh


7. Lễ hội nổi bật


  • Lễ hội nghinh ông Hòn Sơn

Mỗi năm, cứ vào ngày 15 – 16 tháng 10 âm lịch, ngư dân địa phương cùng chisnhq uyền sẽ long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Hòn Sơn. Lễ hội có mục đích là để tỏ lòng tri ân vì được Cá Ông phù trợ, cảm ơn các bậc tiền nhân đã khai công mở đất này.


Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức long trọng


Tập tục thờ Cá Ông là một trong những nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của cư dân miền duyên hải. Lễ cúng Cá Ông ở Lại Sơn đã tồn tại hơn 100 năm. Đây cũng là lễ hội được tổ chức với mục đích cầu mưa thuận gió hòa, cầu ngư, công việc làm ăn trên biển thuận lợi, là dịp để ngư dân tổng kết lại chuyến đi biển của mình trong 1 năm.

Trong ngày hội, hàng trăm tàu thuyền, ghe xuồng neo đậu phía trước Đình Thần Nam Hải nằm sát biển chờ diễu hành. Đối với người dân đảo Hòn Sơn chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá nên lễ hội nghinh ông Nam Hải là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm. Vì vậy, từ ngày 14 âm lịch, dường như hầu hết tàu thuyền dù đánh cá tận trùng khơi cũng tụ tập về làm cho những bến cảng xung quanh hòn đảo giữa biển này đông nghẹt tàu thuyền và ghe xuồng.


  • Lễ hội nghinh ông hòn sơn diễn ra gồm hai phần:

Trong phần lễ sẽ gồm lễ cúng thỉnh (cung nghinh) các vị thần linh. Sau đó sẽ là lễ Nghinh Ông và Chánh tế, buổi lễ có sự tham gia của đông đảo ngư dân sống ở khu vực.

Về phần hội, sẽ có những trò chơi dân gian được tổ chức, mang đến cho lễ hội một màu sắc vui tươi. Những trò chơi sẽ diễn ra bao gồm: bịt mắt đập niêu, đua xuồng chèo, kéo co, thi ẩm thực với các món ăn miền biển, đờn ca tài tử.


Lễ hội diễn ra rất náo nhiệt với đông đảo người tham gia


Bên cạnh đó, trong lễ hội còn có các hoạt động như: hoạt động leo núi, lặn biển ngắm san hô, tham quan khu vực nhà thùng nước mắm, tổ chức giải bóng chuyền bãi biển, bóng đá, xe đẹp leo núi, chiếu phim…

8. Đặc điểm lưu trú

Nếu bạn chưa đến Nam Du bao giờ, không am hiểu về nơi đây thì nên đặt phòng từ trước thông qua các ứng dụng uy tín. Vì là du lịch đảo nên không thể yêu cầu quy mô nhà nghỉ, khách sạn rộng lớn, sang trọng và đầy đủ tiện nghi. Đa số nhà nghỉ trên đảo còn khá đơn sơ, tuy nhiên khung cảnh trang trí lại rất ấn tượng, thỏa thích để bạn “check in”.

Gợi ý đến bạn một số nhà nghỉ chất lượng tại đảo Nam Du:


  • Thảo Thường Camp

Địa chỉ: Bãi Cỏ Nhỏ, An Cư, An Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang.

Giá phòng đôi: 450.000 VND / 2 người. Phụ thu thêm mỗi 80.000 VND / người.

Giá phòng tập thể: 160.000 VND / người.

Giá thuê xe: 150.000 VND / xe / ngày (Bao xăng).


  • Resort Bãi Đá Chài

Địa chỉ: Ven đường bờ biển Hòn Sơn, Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.

Giá phòng từ: 400.000 VND / phòng đơn.


  • Khu du lịch Humiso Nam Du Resort

Địa chỉ: Bãi Mũi – An Sơn – An Hải – Kiên Giang.

Giá phòng từ: 400.000 VND / 2 người. Phụ thu thêm mỗi 50.000 VND / người.

9. Văn hóa ẩm thực


  • Cá xanh xương nướng bẹ chuối

Cá xanh xương hay còn được gọi với cái tên khác là cá nhái, cá có thân tròn và dài, mỏ nhọn. Sở dĩ gọi là cá xanh xương vì cá có màu xanh, khi nhìn vào sẽ thấy xương cá hiện lên trên lớp da.


Cá xanh xương là loài cá biển có thân dài, mình tròn


Để làm món ăn này, người ta sẽ chọn những con cá thật tươi mới đánh bắt được từ biển mang về. Sau khi đã sơ chế sạch sẽ sẽ dùng bẹ chuối xiêm để ốp cá lại, quấn dây thật kỹ. sau đó nướng trên bếp than hoặc bếp lửa đến khi nào bẹ chuối héo lại, khô hoàn toàn thì cá bên trong đã chín. Khi ăn, mở bẹ chuối ra ta sẽ thấy da cá nứt, lộ lớp thịt trắng thơm ngọt bên trong. Món cá làm chinh phục cả những người sành ăn khó tính nhất. Thịt cá khi cuốn với bánh tráng, rau rừng và chấm cùng loại nước tương pha chế theo công thức riêng mang lại sức hấp dẫn không thể chối từ.


  • Sò điệp nướng mỡ hành

Sò điệp là một loại hải sản quen thuộc với phần cùi thịt trắng ngà thơm ngon mà không dai. Sò điệp có thể dùng để chế biến thành nhiều món khác nhau, thơm ngon nhất chính là sò điệp nước mỡ hành. Sò điệp vừa được đnahs bắt mang lên, sau khi ngâm để bỏ cát, nhớt thì nướng trên bếp than hồng cho sò mở vỏ, quét mỡ hành lên và thưởng thức thì còn gì tuyệt vời hơn.


  • Mực trứng hấp gừng

Mực trứng được đánh bắt trong mùa sinh sản nên trong bụng chứa nhiều trứng, số lượng con mực có trứng chiếm đến trên 70%. Mực trứng là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Mực trứng tại Nam Du được chế biến còn giữ nguyên vị ngọt, dai của thịt mực và bị bùi béo của trứng bên trong. Mực tươi ngon nên hương vị sau khi chế biến rất hấp dẫn.


Món mực trứng hấp gừng là đặc sản của đảo Nam Du



  • Canh chua cá bớp

Vùng biển phía Tây của Kiên Giang khá nổi tiếng với nghề nuôi cá Bớp lồng bè. Đây là loài cá có thân hình thoi dài, màu đen trông khá giống cá lóc. Món canh chua cá bớp trên đảo Nam Du không giống như trên đất liền. Canh chua thường sẽ được nấu với me tươi, me muối với sả bằm nhuyễn, nghệ đậm đỏ. Để món ăn thêm hấp dẫn thì người ta còn cho vào măng tươi hoặc măng muối chua.


  • Khô cá

Cá phơi khô có thể bảo quản được lâu nhất, có thể để được vài năm mà cá không bị hư. Trên đảo Nam Du, cá sau khi bắt lên còn tươi ngon sẽ được làm sạch, đem phơi khô dưới nắng giòn. Cá khô ở đảo không bị giòn hay quá mặn, rất ngon khi chế biến thành các món nướng, tẩm ướp gia vị để chiên.


Trên đảo Nam Du có nhiều món cá khô thơm ngon


10. Tiền tệ

Nam Du thuộc đất nước Việt Nam nên tiền tệ sử dụng là VNĐ

Du khách nước ngoài đến tham quan Việt Nam có thể đổi tiền ở các ngân hàng ở Việt Nam hoặc những tiệm vàng lớn đều được.

11. Quà lưu niệm


  • Khô cá

Khô cá trên đảo Nam Du chính là một trong những món đặc sản thơm ngon, nếu đã ăn thì rất khó để quên đi hương vị của nó. Cá khô có thể chế biến thành nhiều món ăn, thời gian bảo quản lâu nên rất thích hợp để mang làm quà biếu.


Cá khô là đặc sản thích hợp để mua về làm quà



  • Khô cá có các loại như: Khô cá xanh xương một nắng ướp muối ớt, khô cá mối tẩm gia vị, khô chỉ vàng tẩm gia vị, khô cá bóp, khô cá bống sợi, khô cá nhồng tiêu đường, khô cá phèn tỏi ớt, khô cá suốt tiêu đường, khô cá đuối giòn…

Khô cá Nam Du dao động từ 70.000 – 180.000đ/kg, tùy theo loại cá và theo mùa.


  • Khô mực một nắng

Bạn đang băn khoăn không biết đi đảo Nam Du thì nên mua gì về làm quà? Đảo Nam Du không có gì đặc sắc hơn những món hải sản tươi sống, vị ngọt, dia và thơm ngon. Nếu bạn không biết nên mua gì về làm quà thì khô mực một nắng là ý tưởng không tệ.

Những con mực tươi ngon hạng nhất được tuyển chọn kỹ lưỡng, sau khi làm sạch thì phơi dưới trời nắng giòn. Chất lượng của khô mực Nam Du thì không còn gì để bàn cãi.

Giá khô mực một nắng loại 1 ở đảo Nam Du dao động từ 600.000 – 700.000đ/kg.


  • Tôm khô Nam Du

Tôm khô Nam Du được làm từ những con tôm biển được đánh bắt trong ngày chứ không phải làm từ tôm nuôi nước lợ. Vì vậy thịt tôm khô rất chắc, có vị ngọt và hơi mặn đậm đà của nước biển.

Để làm ra những con tôm khô có hương vị thơm ngon như thế đòi hỏi một quy trình công phu. Đầu tiên cần tuyển chọn những con tôm đất lớn còn tươi, chần sơ qua nước sôi và vớt ra ngay. Sau đó lột sạch vỏ và mang phơi dưới 5  -6 lần nắng lớn.

12. Cần chuẩn bị gì khi du lịch

Đặt vé máy bay trước khi khởi hành

Chuẩn bị những vật dụng cần thiết

Máy chụp hình, máy quay phim

Nhớ mang theo giấy tờ tùy thân

13. Lưu ý khi du lịch

Trên đảo Nam Du hiện nay hệ thống cây ATM còn chưa có, vì vậy để thuận tiện hơn cho chuyến đi bạn nên chuẩn bị sẵn tiền.

Mọi thứ có trên đảo Nam Du đều được chuyển từ đất liền vào , ngoại trừ hải sản. Vì vậy bạn không cần phải quá ngạc nhiên khi thấy mức giá của món đồ cao hơn so với bình thường, thậm chí một số món đồ còn không có sẵn trên đảo.

Trên đảo Nam Du không có quá nhiều nhà hàng, quán ăn như những địa điểm du lịch sầm uất khác. Vì vậy bạn có thể nhờ người dân địa phương hỗ trợ để nhanh chóng tìm thấy quán ăn ưng ý.

Với những bạn thích chụp ảnh thì không nên bỏ qua những khung cảnh cuộc sống ở đây. Cảnh ngư dân phơi cá, kéo lưới, họp chợ, trường học…cũng thú vị lắm.

Hy vọng với những kinh nghiệm du lịch Nam Du mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có một chuyến tour du lịch Nam Du đầy ý nghĩa.